DetailController

Cơ hội cho sản phẩm OCOP từ sự chuyển hướng tiêu dùng an toàn

Sự gia tăng của các vụ việc liên quan đến thực phẩm giả, kém chất lượng không chỉ đặt ra thách thức cho công tác quản lý thị trường mà còn mở ra cơ hội rõ rệt cho các sản phẩm nông sản chế biến, đặc biệt là sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, tiếp cận rộng rãi hơn tới người tiêu dùng.

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, hàng loạt vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng đã bị lực lượng chức năng phát hiện và xử lý. Đây là kết quả từ việc thực hiện nghiêm các công điện, chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Qua đó, các lực lượng chức năng của tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nghiệp vụ, góp phần chấn chỉnh thị trường, bảo vệ người tiêu dùng.

Một trong những vụ việc điển hình là vào ngày 23/5/2025, Đội Quản lý thị trường số 7, Chi cục QLTT tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh và các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh Trần Tiến Tuấn tại xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng (nay là xã Hoàng Văn Thụ). Kết quả, lực lượng chức năng thu giữ hơn 1,2 tấn thực phẩm các loại có nguồn gốc từ nước ngoài, không rõ xuất xứ, không đảm bảo chất lượng an toàn.

Những vụ việc như vậy đã làm thay đổi đáng kể thói quen tiêu dùng của người dân địa phương. Nếu trước đây, không ít người vẫn còn dễ dãi trong việc lựa chọn thực phẩm, thì nay, họ đã trở nên thận trọng hơn, ưu tiên mua các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đặc biệt là các mặt hàng được chứng nhận OCOP – chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm. Bà Hoàng Thị Huyền, phường Đông Kinh, chia sẻ: “Trước đây tôi không để ý nhiều đến nhãn mác hay nơi sản xuất, nhưng khi thấy nhiều vụ việc thực phẩm giả bị phát hiện, tôi chuyển sang ưu tiên các sản phẩm có chứng nhận OCOP, vì cảm thấy an tâm hơn về chất lượng và an toàn.”

Không chỉ là phản ứng mang tính cá nhân, xu hướng tiêu dùng mới này đang tạo điều kiện thuận lợi để các chủ thể sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP của tỉnh khẳng định thương hiệu, mở rộng thị phần và tăng doanh thu. Anh Dương Hữu Điện, chủ cơ sở sản xuất khô heo mắc mật tại xã Vũ Lăng, cho biết: “Khoảng hai tháng nay, lượng tiêu thụ sản phẩm OCOP của tôi tăng khoảng 10–20% so với cuối năm 2024, có ngày xuất bán tới 300 sản phẩm.”

Ghi nhận tại các điểm bán OCOP cũng cho thấy sự tăng trưởng tích cực. Chị Hoàng Thị Hạnh, chủ cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại phường Lương Văn Tri, thông tin: “Cửa hàng hiện có hơn 100 sản phẩm OCOP như dầu thực vật dưỡng thần, trà diếp cá Lụa Vy… Do người dân ngày càng cảnh giác với thực phẩm giả nên lượng khách mỗi ngày tăng lên 80–100 lượt, doanh thu cũng tăng khoảng 20%.”

Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 146 chủ thể OCOP với 214 sản phẩm đạt chứng nhận 3 sao và 4 sao, trong đó 142 sản phẩm còn hiệu lực công nhận. Bên cạnh đó, 13 điểm bán và giới thiệu sản phẩm OCOP cũng đang hoạt động tích cực, trở thành cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Tuy nhiên, với sự gia tăng về số lượng và sự phổ biến của sản phẩm OCOP, nguy cơ bị làm giả, làm nhái nhằm trục lợi cũng không thể loại trừ. Chính vì vậy, lực lượng quản lý thị trường tiếp tục chủ động các biện pháp giám sát, kiểm tra. Ông Đặng Văn Ngọc, Chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh Lạng Sơn, cho biết: “Hiện chúng tôi chưa phát hiện vi phạm nào liên quan đến sản phẩm OCOP, nhưng nguy cơ là có. Vì vậy, thời gian tới sẽ tiếp tục rà soát, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm để bảo vệ thương hiệu và quyền lợi người tiêu dùng.”

Từ những chuyển biến tích cực của thị trường, có thể khẳng định: trong thách thức luôn tồn tại cơ hội. Với sản phẩm OCOP, đây chính là thời điểm vàng để khẳng định giá trị, nâng cao chất lượng, xây dựng niềm tin bền vững từ người tiêu dùng. Tuy nhiên, để giữ vững đà tăng trưởng này, các chủ thể OCOP không chỉ cần duy trì chất lượng mà còn phải đổi mới mẫu mã, nâng cao năng lực quảng bá, tận dụng tối đa xu hướng tiêu dùng an toàn đang ngày càng lan rộng.

Thiên Thanh

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc