DetailController

Một số điểm cần lưu ý về căn cứ xác định hành vi, tính chất và mức độ xâm phạm đối với lĩnh vực thực thi quyền sở hữu trí tuệ quy định tại Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Một số điểm cần lưu ý về căn cứ xác định hành vi, tính chất và mức độ xâm phạm đối với lĩnh vực thực thi quyền sở hữu trí tuệ quy định tại Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Để hướng dẫn thi hành các quy định mới theo Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) sửa đổi năm 2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. Nghị định số 65/2023/NĐ-CP thay thể toàn bộ Nghị định số 103/2006/NĐ-CP và thay thế các quy định về bảo vệ quyền trong lĩnh vực quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 10 năm 2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp và Điều 1 của Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi phân tích những điểm cần lưu ý trong Nghị định 65/2023/NĐ-CP về căn cứ xác định hành vi, tính chất và mức độ xâm phạm đối với lĩnh vực thực thi quyền sở hữu trí tuệ:

1. Xác định hành vi, tính chất và mức độ xâm phạm (từ Điều 72 đến Điều 80)

Việc xác định hành vi xâm phạm, cùng với việc hiểu rõ tính chất và mức độ của hành vi xâm phạm, còn phải căn cứ vào những tiêu chí nhất định. Một hành vi chỉ được coi là vi phạm khi có đủ các căn cứ sau:

Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ;

Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét;

Cá  nhân thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ sở hữu hợp pháp và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết hơn về các căn cứ để xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền đối với giống cây trồng.

Đáng chú ý, Nghị định 65/2023/NĐ-CP chỉ áp dụng đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, nếu hành vi vi phạm xảy ra trên mạng Internet và được thực hiện trên trang thông tin điện tử dưới tên miền Việt Nam hoặc có ngôn ngữ hiển thị là tiếng Việt hoặc nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam, hành vi đó cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam.

Khi xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu cần lưu ý nội dung

Theo quy định tại Điều 77 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, yếu tố xậm phạm quyền đối với nhãn hiệu được xác định như sau:

- Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là dấu hiệu gắn với hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ.

- Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là phạm vi bảo hộ nhãn hiệu, gồm mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam hoặc bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp hoặc thông qua việc đánh giá chứng cứ chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với nhãn hiệu, đồng thời phải so sánh hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ.

Chỉ có thể khẳng định có yếu tố xâm phạm khi đáp ứng cả hai điều kiện sau đây:

 Điều kiện (1): Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo và cách thức thể hiện; một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số thành phần hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc đối với dấu hiệu nhìn thấy được, nhạc điệu, âm điệu đối với dấu hiệu âm thanh và việc sử dụng dấu hiệu có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

+ Điều kiện (2) Hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ; hoặc có mối liên quan với nhau về bản chất hoặc chức năng hoặc phương thức thực hiện.

- Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là yếu tố xâm phạm nếu:

+ Dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện (1) nêu trên.

+ Hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện (2) hoặc hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự, không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng nhưng có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

2. Xác định thiệt hại (từ Điều 82 đến Điều 87)

Theo Nghị định số 65/2023/ND-CP hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp tại Việt Nam, việc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) bao gồm một số nội dung chính sau đây:

- Thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng quy định tại Điều 204 của Luật Sở hữu trí tuệ là sự tổn thất thực tế về vật chất và tinh thần do hành vi xâm phạm trực tiếp gây ra cho chủ thể quyền.

Được coi là có tổn thất thực tế nếu có đủ các căn cứ sau đây:

Lợi ích vật chất hoặc tinh thần là có thực và thuộc về người bị thiệt hại.

Người bị thiệt hại có khả năng đạt được lợi ích quy định tại điểm a khoản này.

Có sự giảm sút hoặc mất lợi ích của người bị thiệt hại sau khi hành vi xâm phạm xảy ra so với khả năng đạt được lợi ích đó khi không có hành vi xâm phạm và hành vi xâm phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự giảm sút, mất lợi ích đó.

Tổn thất tài sản, tổn thất tinh thần, giảm thu nhập, lợi nhuận và tổn thất cơ hội kinh doanh được xác định theo quy định từ Điều 83 đến Điều 87 Nghị định số 65/2023/ND-CP.

Công chức Cục QLTT tỉnh Nghệ An trao đổi thông tin với đại diện các nhãn hàng trong Hội nghị phân biệt hàng thật, hàng giả

Có thể nhận thấy, Nghị định số 65/2023/NĐ-CP là một văn bản pháp lý quan trọng để điều chỉnh và cụ thể hóa một số quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2022; góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ, bảo vệ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia./.

Phòng Thanh tra - Pháp chế
Cục Quản lý thị trường tỉnh Nghệ An

ViewElegalDocument

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương