DetailController

Một số vấn đề cần trao đổi về quy định ghi Nhãn hàng hóa

Ngày 14/4/2017 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2017/NĐ-CP Về nhãn hàng hóa có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2017 để thay thế Nghị định 89/2006/NĐ-CP trước đó. Nghị định gồm 4 Chương, 25 Điều và 5 Phụ lục đã tạo ra sự thống nhất, đồng bộ, bổ sung những điểm mới, khắc phục những tồn tại, tạo ra hành lang pháp lý vững chắc, văn minh thương mại phù hợp với sự phát triển kinh tế thị trường hiện này.

Cách đây hơn 10 năm để tạo cơ sở pháp lý, điều kiện thuận lợi cho các giao dịch thương mại, trao đổi mua bán hàng hóa và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 89/2006/NĐ-CP về Nhãn hàng hóa. Qua hơn 10 năm triển khai thực hiện với nhiều thay đổi trên thị trường, chuyển dịch xu thế kinh tế trong nước và bối cảnh hội nhập thương mại quốc tế, nhiều nhóm ngành hàng, mặt hàng mới phát sinh thì Nghị định đã bộc lộ nhiều bất cập cần sửa đổi, bổ sung, thay thế.Trước thực tế đó ngày 14/4/2017 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2017 để thay thế Nghị định 89/2006/NĐ-CP trước đó. Nghị định gồm 4 Chương, 25 Điều và 5 Phụ lục đã tạo ra sự thống nhất, đồng bộ, bổ sung những điểm mới, khắc phục những tồn tại, tạo ra hành lang pháp lý vững chắc, văn minh thương mại phù hợp với sự phát triển kinh tế thị trường hiện này.

Theo quy định Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa; Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát. Như vậy có thể thấy rõ mục đích, vai trò, chức năng của việc ghi nhãn hàng hóa không chỉ là đối với nhà sản xuất mà nó có ý nghĩa, tác động đến với cả 3 nhóm đối tượng trong mối quan hệ “Người tiêu dùng” , “Nhà sản xuất, kinh doanh” và “Cơ quan Quản lý Nhà nước”. Cụ thể :

Đối với “Người tiêu dùng” nhãn hàng hóa là một trong trong những cơ sở quan trọng để nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng hàng hóa. Với việc trên nhãn hàng hóa có những thông tin bắt buộc về tên hàng hóa, tên địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa và những nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên Nhãn theo tính chất hàng hóa (Tùy theo từng loại hàng hóa khác nhau mà Nghị định 43/2017/NĐ-CP phân chia thành 66 nhóm hàng hóa có yêu cầu ghi nhãn riêng) người tiêu dùng sẽ có sơ sở để lựa chọn mua, sử dụng, bảo quản... hàng hóa. Trong đó những nội dung quan trọng nhất đối với người tiêu dùng đó là tên hàng hóa, định lượng, doanh nghiệp sản xuất và ngày sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản (đối với hàng hóa là thực phẩm). Đồng thời, các thông tin trên nhãn hàng hóa cũng là cơ sở để người tiêu dùng khiếu nại, tố cáo đến doanh nghiệp hoặc cơ quan chức năng trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật, không đảm bảo chất lượng...

Đối với “Nhà sản xuất, kinh doanh” nhãn hàng hóa là công cụ để quảng bá cho sản phẩm, hàng hoá của mình. Thông tin để quảng bá có thể được thể hiện dưới dạng hình ảnh, chữ viết, màu sắc hoặc các ký hiệu, tài liệu kèm theo khác để thể hiện tính ưu việt của sản phẩm hoặc gây sự chú ý để người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa đó trong nhóm các sản phẩm cùng loại. Tuy nhiên, việc đưa các thông tin quảng bá phải đảm bảo ghi đúng quy định về nội dung, hình thức, ngôn ngữ, vị trí, đảm bảo tính trung thực, khách quan và không mang tính so sánh trực tiếp với hàng hóa cùng loại khác. Việc đưa các thông tin sai sự thật hoặc quảng cáo sai sự thật như sản phẩm chưa được bảo hộ độc quyền, chưa được cấp bằng sáng chế nhưng lại sự dụng biểu tượng chữ ® (dấu hiệu nhãn hiệu đã được bảo hộ), sản phẩm không được huy chương vàng chất lượng nhưng lại đưa thông tin là sản phẩm được huy chương vàng chất lượng tại một cuộc thi, sản phẩm chưa được công bố hợp quy mà lại gắn dấu CR.... sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa sai sự thật hoặc pháp luật về quảng cáo.

Bên cạnh đó, đối với nhiều doanh nghiệp, nhãn hàng hóa và bao bì hàng hóa còn được sử dụng như một công cụ để chống làm giả thông qua việc sử dụng các thông tin mang tính kỹ thuật để thể hiện các dấu hiệu đặc thù riêng làm căn cứ phân biệt, xác định hàng thật, hàng giả. Các dấu hiệu có thể thể hiện thông qua các giải pháp công nghệ cao như tem in 3D, kỹ thuật in, dập chìm... hoặc đơn thuần là những ký hiệu bằng chữ viết, hình ảnh, mép hàn, màu sắc, độ sắc nét của chữ, màu in....

Thực tế qua quá trình kiểm tra kiểm soát thị trường cho thấy hầu hết các doanh nghiệp sản xuất có định hướng bài bản, làm ăn lâu dài, quan tâm đến quyền lợi người tiêu dùng và xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp thì ngoài việc đảm bảo chất lượng hàng hóa đều rất quan tâm đến vấn đề ghi nhãn hàng hóa và mẫu mã sản phẩm, hàng hóa theo đúng quy định, rõ ràng,đẹp.

Đối với “Cơ quan Quản lý Nhà nước” nhãn hàng hóa là một căn cứ để thực hiện việc quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa của các doanh nghiệp thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng. Việc ghi nhãn với đầy đủ các thông tin bắt buộc theo quy định của pháp luật giúp xác định nguồn gốc hàng hóa, hàng hóa do doanh nghiệp nào sản xuất hoặc nào chịu trách nhiệm; các thông tin về chỉ tiêu chất lượng trên nhãn là một trong những căn cứ để kiểm tra, đối chiếu xác định chất lượng, tình trạng của hàng hóa; hàng hóa quá hạn sử dụng không được phép lưu thông trên thị trường...

Việc ghi nhãn hàng hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng như vậy nhưng trong quá trình thực tiễn triển khai còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập cụ thể như sau :

Thứ nhất Một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu chưa xác định được hết vai trò, lợi ích đúng đắn của Nhãn hàng hóa nên chưa thật sự đầu tư cho việc thay đổi bao bì, mẫu mã, ghi nhãn, nhãn phụ hàng hóa, in 3d, dập chìm tem chống giả lên sản phẩm theo đúng quy định, Thực tế nếu thực hiện tốt ghi nhãn hàng hóa giúp doanh nghiệp khẳng định nguồn gốc, xuất xứ tính hợp pháp và trách nhiệm về sản phẩm của mình đối với thị trường và người tiêu dùng, là công bố tính pháp lý quyền được Nhà nước bảo hộ, cơ sở khoa học để phân định hàng giả hàng thật, góp phần chống gian lận thương mại xây dựng thị trường cạnh tranh bình đẳng và bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp.

Thứ hai Vì lợi nhuận một số tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh với yếu tố cạnh tranh không lành mạnh, thường ghi nhãn có hiện tượng giả, nhái nhãn hiệu nổi tiếng cùng loại, cố tình không dán nhãn hoặc nhãn không ghi nguồn gốc xuất xứ, ngày sản xuất, nơi sản xuất, nhập khẩu, hàng sản xuất trong nước nhưng lại ghi công nghệ bởi nước khác để đánh lừa người tiêu dùng về xuất xứ. Đây cũng là chiêu thức của các đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái đưa người mua vào “ma trận”, gây nhầm lẫn, đánh lừa người mua, nguy hiểm hơn, hiện tượng này xuất hiện khá phổ biến ở mặt hàng thực phẩm, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng.

Thứ ba trên thực tế, số vụ vi phạm liên quan đến nhãn hàng hóa đang diễn ra khá phổ biến, ở mọi lúc, mọi nơi. Theo báo cáo công tác quản lý thị trường năm 2017 của Chi cục QLTT Nghệ An, năm 2017 đối với các vi phạm quy định về Nhãn hàng hóa, Chi Cục đã kiểm tra, xử lý 3.155 vụ với tổng giá trị thu phạt đạt 1,9 tỷ đồng ( Chiếm gần 45 % vi phạm trên thị trường) .Các mặt hàng chủ yếu như thực phẩm công nghệ, thiết bị điện, thiết bị vệ sinh, phụ tùng ô tô, phụ tùng xe máy, phụ tùng máy nông nghiệp, công nghiệp, quần áo, mỹ phẩm ….

Thứ tư Hiểu biết về pháp luật trong hoạt động thương mại nói chung và quy định ghi nhãn hàng hóa nói riêng của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn còn hạn chế nhất là ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Họ không hiểu rõ về trách nhiệm pháp lý khi kinh doanh hàng hóa có nhãn không đúng quy định mà nghĩ đó là trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối, còn mặc định của họ là sản phẩm đưa ra thị trường là mình được tự do kinh doanh.

Do đó dẫn đến hiện tượng khi áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử lý vi phạm về Nhãn hàng hóa trong đó có biện pháp buộc thu hồi để ghi lại nhãn đúng quy định trước khi trở lại lưu thông trên thị trường là rất khó áp dụng đối với các Hộ kinh doanh cá thể nên không giải quyết triệt để được vấn đề.

Để khắc phục được những tồn tại trên, đề xuất thời gian tới thực hiện những giải pháp cụ thể sau :

- Tăng cường công tác Quản lý nhà nước, Quản lý thị trường, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến Quy định ghi Nhãn hàng hóa nhất là đối với các mặt hàng thực phẩm tiêu dùng, giả nhái nhãn hiệu hàng hóa trên thị trường.

Tăng cường công tác tuyên truyền, chỉ rõ trách nhiệm, phổ biến pháp luật, phổ biến các kiến thức về quy định ghi Nhãn hàng hóa dưới nhiều hình thức : truyền hình, báo, đài, ấn phẩm, tờ rơi ... cho nhân dân và các đối tượng sản xuất, kinh doanh thương mại trên địa bàn.

- Tăng cường biên chế cho lực lượng QLTT, đồng thời thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho các KSV làm công tác kiểm tra, kiểm soát; kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng đọc xuất xứ hàng hóa CO, kỹ năng đọc mã số, mã vạch ….

- Phát huy hết hiệu quả của đường dây nóng, đảm bảo Đường dây nóng luôn hoạt động thông suốt, liên tục 24/24 giờ trong ngày để kịp thời tiếp nhận và xử lý các thông tin tố giác từ quần chúng nhân dân ./.

Anh Tuấn - QLTT Nghệ An

ViewElegalDocument

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương