DetailController

Phân biệt nhãn hàng hóa và nhãn hiệu hàng hóa

Nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hàng hóa phải chăng chỉ là tên gọi khác nhau của cùng một đối tượng? Có phải đều là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa dịch vụ của chủ thể này với hàng hóa dịch vụ của chủ thể khác?

Ngày nay, hàng hoá lưu thông trên thị trường hết sức đa dạng và phong phú về chủng loại, mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, nguồn gốc xuất xứ… đã đáp ứng được phần nào thị hiếu, thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng cao của người tiêu dùng. Tuy nhiên, cũng chính vì sự đa dạng, phong phú của hàng hoá mà không ít người tiêu dùng lúng túng trong việc lựa chọn mua sản phẩm, hàng hoá. Thông thường, để tránh nhầm lẫn, mua phải những sản phẩm, hàng hoá không mong muốn, nhiều người đã tìm hiểu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau như tuyền thông, internet hoặc từ người thân, bạn bè, những người đã sử dụng hàng hoá trước đó hoặc từ nhân viên marketing, bán hàng…, hoặc sẽ mua và sử dụng những hàng hoá bởi sự nổi tiếng của nhãn hiệu.

Tuy nhiên, một kênh thông tin rất quan trọng mà người tiêu dùng đôi khi không chú ý trong quá trình lựa chọn mua hàng, đó chính là nhãn hàng hoá. Và trong thực tế không phải ai cũng phân biệt được thế nào là Nhãn hàng hoá và Nhãn hiệu hàng hóa.

Nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hàng hóa phải chăng chỉ là tên gọi khác nhau của cùng một đối tượng? Có phải đều là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa dịch vụ của chủ thể này với hàng hóa dịch vụ của chủ thể khác?

1. Nhãn hiệu hàng hóa là gì?

Nhãn hiệu hàng hóa là đối tượng được bảo hộ theo Luật sở hữu trí tuệ. Nhãn hiệu hàng hóa được thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Chức năng của nhãn hiệu hàng hóa là dùng để phân biệt hàng hóa của chủ thể này với hàng hóa của chủ thể khác.

2. Nhãn hàng hóa là gì? 

Nhãn hàng hóa được ghi nhận trong Nghị định 43/2017/NĐ-CP, theo đó Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá.

Dựa trên những khái quát cơ bản nêu trên ta thấy rằng sự khác biệt giữa nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hàng hóa được thể hiện trên một số những khía cạnh cơ bản sau:

Chức năng: Nhãn hiệu có chức năng phân biệt hàng hóa của chủ thể này với hàng hóa của chủ thể khác. Còn nhãn hàng hóa sẽ cung cấp cho người tiêu dùng thông tin về sản phẩm (như: tên hàng hóa, tên và địa chỉ của tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa; các tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng hóa hay thành phần, định lượng, hạn sử dụng….của hàng hóa).

Về hình thức thể hiện: Nhãn hiệu hàng hóa được dể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc. Còn nhãn hàng hóa được thể hiện dưới dạng bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá.

Việc sử dụng nhãn hiệu hàng hóa là quyền của cá nhân tổ chức. Các chủ thể này sử dụng nhãn hiệu không chỉ để làm dấu hiệu phân biệt mà còn sử dụng trong các hoạt động nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm, gây dựng thương hiệu cho sản phẩm, nói chung nhằm mục đích kinh tế trong hoạt động thương mại.

Ngược lại, việc sử dụng nhãn hàng hóa là nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá phải thực hiện theo quy định của Nhà nước.

Tóm lại, vai trò của nhãn hiệu được sử dụng để phục vụ cho mục đích thương mại của chủ thể kinh doanh và có giá trị như một tài sản nếu được đăng ký bảo hộ, còn nhãn hàng hóa bắt buộc phải được sử dụng theo quy định của pháp luật nhằm hướng tới bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.

 
 
Anh Tuấn - Cục QLTT Nghệ An

ViewElegalDocument

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương