DetailController

Một số quy định mới tại Nghị định 87/2024/NĐ-CP ngày 12/7/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý giá

Một số quy định mới tại Nghị định 87/2024/NĐ-CP ngày 12/7/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý giá

Nghị định 87/2024/NĐ-CP ngày 12/7/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý giá (gọi tắt là Nghị định 87/2024/NĐ-CP) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/7/2024 quy định nhiều điểm mới so với các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá trước đây tại Nghị định 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định 109 và Nghị định 49).

Cụ thể, Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm hành chính; hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc và hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; đối tượng bị xử phạt; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính; việc thi hành các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả trong quản lý giá (bao gồm: hoạt động quản lý, điều tiết giá của Nhà nước; cơ sở dữ liệu về giá; thẩm định giá; thanh tra chuyên ngành về giá, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá) và việc đăng tải thông tin vi phạm pháp luật về giá, thẩm định giá trên phương tiện thông tin đại chúng.

Hình ảnh kiểm tra tại một số cơ sở

Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý giá bao gồm:

- Phạt tiền;

- Tước có thời hạn quyền sử dụng Thẻ thẩm định viên về giá; đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá; đình chỉ có thời hạn hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về thẩm định giá.

Trong đó, hình thức phạt tiền là hình thức xử phạt chính, còn hình thức còn lại là hình thức xử phạt bổ sung.

Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân quy định tại Nghị định 87/2024/NĐ-CP là 150.000.000 đồng, đối với tổ chức là 300.000.000 đồng. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền quy định tại Nghị định 87/2024/NĐ-CP là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền của tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền của cá nhân.

Cách xác định tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ và mức phạt tiền cụ thể đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá được thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần các hành vi vi phạm trong Nghị định 87/2024/NĐ-CP thì áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần, trừ các hành vi vi phạm tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 7; khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 20; khoản 3 Điều 22; khoản 5 Điều 23; khoản 4 Điều 25 Nghị định 87/2024/NĐ-CP thì xử phạt về từng hành vi.

Ngoài hai hình thức xử phạt chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, đối tượng vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

- Buộc chấp hành đúng, buộc chấp hành các biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quy định; buộc công khai đầy đủ thông tin về Quỹ bình ổn giá theo quy định; buộc báo cáo đầy đủ về Quỹ bình ổn giá theo quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; buộc nộp vào Quỹ bình ổn giá số tiền do trích lập, sử dụng không đúng quy định hoặc văn bản điều hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Buộc dừng thực hiện mức giá bán hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá;

- Buộc nộp lại văn bản kê khai giả, buộc thực hiện kê khai hoặc niêm yết giá theo quy định;

- Buộc trả lại cho khách hàng số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định, số tiền đã thu lợi do hành vi vi phạm hành chính gây ra;

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính;

- Buộc gửi báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu; buộc báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu bổ sung; buộc cung cấp, cập nhật thông tin về giá vào cơ sở dữ liệu về giá theo quy định;

- Buộc công khai thông tin theo quy định của pháp luật về thẩm định giá,

- Buộc thực hiện báo cáo theo quy định của pháp luật về thẩm định giải

- Buộc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về thẩm định giá;

- Buộc cập nhật chứng thư thẩm định giá vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá theo quy định của pháp luật về thẩm định giải

- Buộc lưu trữ, bảo quản và khai thác hồ sơ thẩm định giá theo quy định của pháp luật về thẩm định giá,

- Buộc giải trình báo cáo thẩm định giá do thẩm định viên về giá thực hiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Buộc thực hiện thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá;

- Buộc thông tin chính xác, trung thực về trình độ, kinh nghiệm và khả năng cung cấp dịch vụ của thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá;

- Buộc thực hiện kiểm soát chất lượng báo cáo thẩm định giá;

- Buộc cấp lại chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng cho các học viên tham gia lớp học;

- Buộc thu hồi chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng hoặc xác nhận cập nhật kiến thức về thẩm định giá đồng thời buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do hành vi vi phạm;

- Buộc thu hồi chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng hoặc xác nhận cập nhật kiến thức về thẩm định giá đồng thời buộc hoàn trả chi phí đào tạo, bồi dưỡng hoặc cập nhật kiến thức cho các học viên tham gia học;

- Buộc đính chính thông tin do thực hiện hành vi vi phạm.

Một số quy định mới trong xử phạt hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng Quỹ bình ổn giá:

Tại Điều 7, Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định 5 mục thay vì 4 mục như trong các Nghị định trước (Nghị định 109 và Nghị định 49) về xử phạt các hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng Quỹ bình ổn giá. Những hành vi công khai không đầy đủ, công khai không đúng thời hạn, không công khai thông tin về Quỹ bình ổn giá theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đến 70 triệu đồng; trong đó, phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không công khai thông tin về Quỹ bình ổn giá theo quy định của pháp luật sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày phải công khai.

Đối với hành vi không báo cáo và báo cáo không chính xác, không đầy đủ, không đúng thời hạn về Quỹ bình ổn giá theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng sẽ bị phạt trong khung phạt từ 20 - 70 triệu đồng.

Đối với các hành vi trích lập không đầy đủ Quỹ bình ổn giá theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 60 - 80 triệu đồng; hành vi không trích lập Quỹ bình ổn giá sẽ bị phạt từ 80 - 100 triệu đồng; và cao nhất là phạt tiền từ 120 - 150 triệu đồng khi sử dụng Quỹ bình ổn giá không đúng quy định của pháp luật.

Quy định xử phạt hành vi vi phạm về niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ cũng có một số thay đổi:

Nghị định 87/2024/NĐ-CP bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi không niêm yết giá, niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng và niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ không đúng giá cụ thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân quyết định.

Nếu như các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá trước đây không quy định biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm về niêm yết giá thì tại điểm a khoản 4 Điều 13 Nghị định 87/2024/NĐ-CP đã quy định biện pháp khắc phục hậu quả: “Buộc thực hiện niêm yết giá theo đúng quy định đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này”.

Mặt khác, trước đây Nghị định 109 và Nghị định 49 quy định trường hợp vi phạm nhiều lần, tái phạm đối với các hành vi vi phạm về niêm yết giá được tách riêng thành một hành vi vi phạm hành chính và được xác định tại một khung tiền phạt riêng thì ở Nghị định 87/2024/NĐ-CP, trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm không được xem là một hành vi vi phạm hành chính nữa mà được xác định là tình tiết tăng nặng của hành vi vi phạm hành chính không niêm yết giá và áp dụng mức xử phạt đối với hành vi vi phạm có tình tiết tăng nặng./.

Phòng Thanh tra - Pháp chế
Cục Quản lý thị trường tỉnh Nghệ An

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn